Đổ mồ hôi đầu có sao không?

Nhiều người lo lắng và tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi như: “Đổ mồ hôi đầu có sao không?” hay “Đổ mồ hôi đầu ra nhiều là bệnh gì?”. Do vậy, hôm nay chúng tôi sẽ đi giải đáp thắc mắc của các bạn trong bài viết ngay dưới đây. 

Nguyên nhân đổ mồ hôi đầu

Thông thường thì đổ mồ hôi là điều cần thiết và là quá trình tất yếu của cơ thể. Nó giúp cho bạn điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khi bạn vận động mạnh, lo lắng, ăn đồ cay nóng,…v.v…Tuy nhiên, nó chỉ thực sự là ổn khi lượng mồ hôi tiết ra ở mức độ bình thường. Trong một số trường hợp, mồ hôi sẽ tiết ra quá nhiều. Thậm chí là ngày cả khi bạn đang ở trong một căn phòng rộng rãi, thoáng đãng, không vận động hay ăn bất cứ món cay nóng nào mà mồ hôi vẫn chảy ra không ngừng, đầm đìa, thấm ướt cả quần áo. Đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nào đó. 

Nguyên nhân nguyên phát

Đổ mồ hôi đầu nguyên phát
Đổ mồ hôi đầu nguyên phát

Chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát (Hyperhidrosis nguyên phát) là một tình trạng bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng đổ mồ hôi đầu. Đổ mồ hôi nguyên phát thường chỉ khu trú ở một bộ phận nhất định. Chẳng hạn như ở đầu. Nguyên nhân là do hệ thống thần kinh bị trục trặc hoặc do di truyền từ bố hoặc mẹ. Tình trạng bệnh lý này sẽ không nguy hiểm nhưng có thể gây ra những bất tiện, khó chịu về mặt xã hội cho người bệnh.

Nguyên nhân thứ phát

Đổ mồ đầu thứ phát - trong thai kỳ
Đổ mồ đầu thứ phát – trong thai kỳ

Khác với đổ mồ hôi nguyên phát, những người bị đổ mồ hôi thứ phát có xu hướng xảy ra trên toàn bộ hoặc ở một vùng trên cơ thể chứ không phải ở một bộ phận riêng biệt nào. Người bệnh có thể bị đổ mồ hôi thứ phát bởi một số tình trạng bệnh lý khác. Có thể là:

  • Trong thời kỳ mang thai: khi mang thai sự thay đổi hormone sẽ làm kích thích quá trình tỏa nhiệt, kết hợp với sự nóng lên của thời tiết sẽ khiến mồ hôi đầu tiết ra không ngừng.
  • Bệnh cường giáp: Cơ thể người bệnh cường giáp thường sản sinh ra nhiều nhiệt do vậy họ có khả năng chịu nhiệt rất kém dẫn đến mồ hôi đầu tiết ra nhiều.
  • Bệnh tim: cơ thể sẽ bị căng thẳng hơn khi có vấn đề về tim. Những người đột nhiên bắt đầu đổ mồ hôi đầu nhiều có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường. Đổ mồ hôi kiểu này có thể kèm theo chóng mặt, đau ngực hoặc khó khăn khi thực hiện các hoạt động thể chất.
  • Thời kỳ mãn kinh: phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh thường có những cơn nóng trong, bốc hỏa đi kèm. Nhóm người này chủ yếu thường bị đổ mồ hôi vào ban đêm. 
  • Bệnh Parkinson: Đổ mồ hôi có thể là nguyên nhân của bệnh Parkinson do nó ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự chủ và làm mất cân bằng của da và tuyến mồ hôi. Nhiều bệnh nhân Parkinson có biểu hiện đổ mồ hôi nhiều, một số trường hợp cũng cảm giác miệng tiết ra nhiều nước bọt, nhưng thực chất là do khó nuốt.
  • Nhiễm trùng: Viêm nội tâm mạc, viêm van tim và hiện tượng đổ mồ hôi nhiều cũng có thể là một dấu hiệu dễ nhận biết của tình trạng nhiễm trùng.
  • Stress: Khi bạn căng thẳng mệt mỏi, phần dưới của não bộ kích thích làm sản sinh hàng chục hormon trong đó có epinephrine (adrenaline). Hormon này kích thích các tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Nguyên nhân đổ mồ hôi do stress thường thấy ở những người trẻ là chủ yếu.
  • Rượu bia và chất kích thích: chúng đều có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn và hầu như mọi bộ phận trong cơ thể con người. Bạn bị đổ mồ hôi có thể xuất phát từ việc các chất kích thích làm tăng nhịp tim và mở rộng mạch máu trên da. Chỉ một lượng nhỏ rượu được phân hủy trong niêm mạc dạ dày, phần còn lại sẽ được đào thải  thông qua quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể.

Từ đó có thể thấy, đổ mồ hôi thứ phát có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khác nghiêm trọng và đe dọa đến sức khỏe. Do vậy, người bệnh có thể gặp nguy hiểm không phải bởi đổ mồ hôi đầu mà bởi chính bệnh lý họ đang mắc phải (bệnh tim, cường giáp,..v.v…) nếu không điều trị kịp thời. 

Một số phương pháp giảm ra mồ hôi đầu

Một số phương pháp giảm ra mồ hôi đầu
Một số phương pháp giảm ra mồ hôi đầu

Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn thoải mái hơn khi tình trạng đổ mồ hôi đầu diễn ra:

  • Để đầu của bạn được thoáng
  • Đội những loại mũ thấm mồ hôi khi bạn ra ngoài dưới trời nắng
  • Gội đầu thường xuyên
  • Cắt, buộc tóc gọn gàng
  • Tránh dùng thức ăn cay nóng, rượu bia và các chất kích thích

 

Từ bài viết trên, bạn có thể thấy rằng: “Đổ mồ hôi đầu không hề nguy hiểm”. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng đổ mồ hôi đầu quá nhiều, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Đổ mồ nguyên phát tuy không gây nguy hiểm nhưng nó sẽ làm bạn gặp rất nhiều bất tiện trong cuộc sống. Tương tự, nếu bạn đổ mồ hôi là dấu hiệu của bệnh lý khác (chẳng hạn như tim mạch hay cường giáp) thì bạn cần ngay lập tức điều trị căn bệnh đó trước khi bệnh tình càng thêm nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của bản thân. Trân trọng!