Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày hay khi làm việc bạn sẽ khó tránh khỏi các trường hợp bị dị vật bay vào mắt. Làm thế nào để có thể lấy nó ra mà không gây tổn thương đến giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực? Bài viết dưới đây sẽ mách bạn các cách lấy dị vật trong mắt ra một cách an toàn, tránh để lại những biến chứng không đáng có.
Dị vật bay vào mắt là gì?
Dị vật bay vào mắt là hiện tượng các vật thể lạ ở ngoài môi trường như :
- Lông mi
- Gỉ mắt
- Mùn cưa
- Các loại bụi
- Mỹ phẩm
- Kính áp tròng
- Hạt kim loại
- Mảnh thủy tinh
- Đôi khi có thể là những loại côn trùng nhỏ bay, chui vào mắt khi ta đang lưu thông trên đường.
Dị vật có thể nằm ở giác mạc hoặc kết mạc của mắt. Tuy các dị vật thường không gây tổn thương nghiêm trọng cho mắt nhưng ở một số trường hợp tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thị lực. Vì giác mạc của mắt rất nhạy cảm nên chỉ cần có một dị vật nhỏ bay vào cũng sẽ khiến mắt rất khó chịu.
Các triệu chứng của dị vật bay vào trong mắt:
- Mắt đỏ, cộm, đau rát
- Trở nên kích ứng nhạy cảm với ánh sáng
- Bị chảy nước mắt
- Mắt nhìn mờ, lòe
- Nặng hơn là xuất huyết dưới kết mạc.
Cách xử lý dị vật trong mắt
Mắt là bộ phận rất dễ tổn thương nên dẫu chỉ là bị bụi hoặc hạt cát bay vào cũng sẽ gây khó chịu và có nguy cơ gây nhiễm trùng mắt. Hãy cùng tham khảo các cách lấy dị vật trong mắt mà chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây và lưu lại để có thể xử trí khi nào cần nhé !
Hướng dẫn cách tự loại bỏ dị vật trong mắt
Chớp mắt nhanh
Phản ứng đầu tiên của cơ thể khi bị các dị vật, vật thể lạ bay vào mắt đó là chớp mắt nhanh, liên tục. Việc chớp mắt nhanh kích thích nước mắt tuôn ra, làm trôi dị vật ra ngoài. Càng chớp mắt nhiều, làm cho nước mắt chảy ra càng nhiều thì càng tăng độ hiệu quả của phương pháp. Nếu bạn không thể tập trung khiến nước mắt chảy ra nhiều thì bạn có thể ngáp để tạo ra nước mắt.
Kéo mí mắt trên đặt lên mí mắt dưới
Nếu bạn bị dị vật vướng lại ở mí mắt, trước tiên bạn nên nhắm mắt lại, nhẹ nhàng kéo phần da của vùng mí trên đặt sao cho trùm lên mí mắt dưới. Sau đó đảo tròng mắt bị dị vật bay vào. Động tác này có thể khiến dị vật lỏng và rơi ra ngoài.
Mẹo lấy dị vật trong mắt bằng liếm mép
- Bị bụi mắt trái thì liếm mép bên phải
- Bụi mắt phải thì liếm bên mép trái
Đây là một mẹo dân gian được lưu truyền. Mới đầu nghe thì thấy rất khó tin, vô lý, đến cả các giáo sư, bác sĩ cũng chẳng thể giải thích được chính xác về mẹo này nhưng khoan hãy khẳng định sự vô lý của nó vì có thể mẹo này liên quan đến kinh lạc.
Hệ thống các kinh lạc có rất nhiều trong cơ thể và chúng liên quan đến nhau, hành vi liếm mép có thể kích thích tuyến lệ tiết ra nhiều nước mắt. Nước mắt giúp cuốn trôi bụi bẩn ra ngoài. Như vậy, việc thè lưỡi liếm mép cũng có khả năng tác động đến đường dây kinh lạc để hỗ trợ đẩy dị vật ra.
Tránh dụi mắt
Khi dị vật bay vào mắt, bạn sẽ cảm thấy mắt bị cộm, ngứa mắt, khó chịu và theo thói quen bạn sẽ đưa tay lên dụi mắt. Điều này là rất nguy hiểm bởi hành động này có thể đẩy dị vật vào sâu bên trong mắt, việc cọ xát giữa mí mắt và giác mạc có thể gây ra các vết xước và tổn thương cho mắt.
Loại bỏ dị vật trong mắt bằng các dụng cụ hỗ trợ
Nếu không thể tự loại bỏ các dị vật ra khỏi mắt bằng các cách thủ công thì bạn có thể nhờ đến các dụng cụ hỗ trợ như :
Sử dụng dung dịch nhỏ mắt, nước muối sinh lý để rửa trôi dị vật
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch nhỏ mắt hoặc nước muối sinh lý có thể giải quyết vấn đề của bạn. Bạn có thể sử dụng các loại dung dịch theo các cách khác nhau, theo sự hướng dẫn trên bao bì và kết hợp với việc chớp mắt liên tục cho đến khi dị vật bị đẩy ra ngoài. Có loại dung dịch có thể sử dụng trực tiếp bằng cách ngửa đầu ra sau và nhỏ dung dịch vào mắt. Hoặc có loại sử dụng gián tiếp bằng cách đổ dung dịch vào cốc rửa mắt, sau đó đặt cốc lên mắt và ngửa đầu ra sau. Cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này đó không nên nhỏ quá nhiều trong một lần hoặc nhỏ liên tục. Việc lạm dụn dung dịch nhỏ mắt cũng có thể khiến cho giác mạc bị khô và viêm.
Rửa bằng nước sạch
Ngoài các cách ở trên thì bạn có thể rửa mắt bằng nước sạch. Bạn chuẩn bị một thau, chậu nước sạch, để chắc nín thở và áp mặt xuống, đảo tròng mắt để nước rửa trôi dị vật, sau vài giây bạn ngẩng lên và dùng khăn bông chấm khô. Bạn cũng có thể rửa mắt dưới vòi hoa sen chảy nhẹ, hoặc lấy tay bốc nhẹ nước lên mắt.
Sử dụng tăm bông hoặc một góc khăn mặt sạch
Dùng tăm bông hoặc một góc khăn mặt sạch chấm nhẹ nhàng, lên xuống, tuyệt đối không được di khắp mắt. Để tránh trầy xước gây tổn thương đến mắt, bạn nên nhìn về hướng ngược lại với vị trí dị vật rơi vào mắt. Kiểm tra tăm bông hoặc khăn sau mỗi lần chấm để biết đã lấy được dị vật ra chưa.
Nhờ sự trợ giúp từ người khác
Khi không thể tự lấy dị vật ra khỏi mắt hoặc tự nhìn vào gương, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Mở mắt to và giữ hai mí mắt, đảo mắt xung quanh để họ kiểm tra xem có gì bên trong mắt không.
Xử lý các dị vật kích thước lớn, nguy hiểm
Nếu mắt bạn bị kích ứng bởi bất cứ vật gì lớn hơn hạt bụi, khi đó cần đến bác sĩ để lấy ra. Cảm giác đau chính là triệu chứng rõ rệt nhất cho thấy mắt bạn không còn là bị kích ứng nhẹ nữa. Một số biểu hiện cần lưu ý là: sự thay đổi về màu mắt, chảy máu, bất thường trong mắt, mất thị lực, dịch tiết ra từ mắt.
Các dị vật lớn như mảnh thủy tinh, móng tay cần phải được các bác sĩ xử lý và có khi phải tiểu phẫu để lấy ra.
Đừng cố tự lấy các dị vật to trong mắt ra, điều đó càng dễ gây tổn thương cho mắt trong quá trình cố lấy ra. Nên đến bệnh viện để kiểm tra và các bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết cho bạn.
>>>Xem thêm
- Phương pháp, cách hạ đường huyết cấp tốc và lời khuyên quan trọng
- Nằm xuống hay bị chóng mặt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách xử lý ra sao?
- Thuốc Nature Made có tác dụng gì?
Những điều cần chú ý khi lấy dị vật trong mắt
Mắt là bộ phận rất nhạy cảm nên khi tự lấy dị vật ra ngoài, bạn phải chú ý những điều sau đây:
- Rửa tay với xà phòng hoặc nước sạch trước khi lấy dị vật ra khỏi mắt hoặc giúp người khác lấy dị vật. Lau khô tay để tránh vi khuẩn có thể lây nhiễm.
- Xác định vị trí của dị vật bằng cách nhìn vào gương
- Tuyệt đối không sử dụng các vật nhọn đẻ gắp hoặc khều các dị vật ra vì điều đó có thể gây tổn thương mắt.
- Không dụi, chà xát, tạo áp lực lên mắt.
- Thật cẩn thận khi làm các thao tác trên bề mặt của mắt
- Không cố lấy dị vật trong mắt ra ằng mọi cách.
Làm thế nào để tránh dị vật bay vào mắt
Dị vật có thể gây khó chịu và ảnh hưởng tới thị của bạn nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Để tránh những điều đó xảy ra bạn nên chủ động phòng tránh dị vật bằng các biện pháp sau: đeo kính khi chạy xe máy hoặc khi phải tiếp xúc với các môi trường bụi bẩn, luôn đeo kính bảo hộ khi làm việc tiếp xúc với nhiều dị vật ảnh hưởng đến mắt, hạn chế đứng hoặc đi gần những nơi mài, khoan hoặc cưa gỗ.
Như vậy, ở bài viết trên chúng tôi đã hướng dẫn các bạn một số cách lấy dị vật trong mắt một cách an toàn. Tuy nhiên nếu không thể tự lấy dị vật trong mắt ra thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời tránh để lại các hậu quả khó lường về sau.