Tổng cục Thể dục Thể thao – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Tổng cục thể dục thể thao được biết đến là cơ quan tham mưu về các vấn đề liên quan trực tiếp đến lĩnh vực thể dục, thể thao trên phạm vị cả nước. Để thực hiện vai trò, sứ mạnh này thì đơn vị không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn của đội ngũ cán bộ để đưa nền thể dục, thể thao nước nhà lên tầm cao mới. Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về đơn vị này nhé!

Lịch sử ra đời và phát triển

Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với chức năng quản lý nhà nước về vấn đề Thể dục, thể thao. Ngoài ra Tổng cục còn thực hiện chức năng quản lý các dịch vụ công về thể dục thể thao theo quy định của pháp luật. Kể từ khi thành lập đến nay, Tổng cục đã thực hiện đổi tên nhiều lần và có quá trình phá triển mạnh  mẽ. Hiện nay Tổng cục có trụ sở công tác đặt tại số 36 Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Ngày 31 tháng Giêng năm 1946, Sắc lệnh 14 của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký thành lập Nha Thể dục Trung ương thuộc Bộ Thanh niên. Thời điểm này, Nha thể dục có nhiệm vụ liên hệ mật thiết giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dục để nghiên cứu biên pháp để tăng cường sức khỏe toàn dân, cải tảo giống nòi. Tiếp đó ngày 27/3/1946 Sắc lệnh 33 của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký thành lập Nha Thanh niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục.

Logo biểu trưng với 5 vòng tròn khép kín và cờ Tổ quốc phía trên
Logo biểu trưng với 5 vòng tròn khép kín và cờ Tổ quốc phía trên

Từ việc ban hành Sắc lệnh và lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh ra nền thể dục thể thao mới của nước Việt Nam. Đánh dấu từ Nha Thể dục Trung ương đến Ban Thể dục thể thao Trung ương (1957), đổi thành Ủy ban Thể dục Thể thao (1960), Ủy ban Thể dục thể thao đã giữ được vị trí Thể dục Thể thao trong xã hội và trong các giai đoạn cách mạng khác nhau.

Đến năm 1976 Tổng cục Thể dục Thể thao là cơ quan trực thuộc Chính phủ. T3/1990, Tổng cục là đơn vị trục thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch. Từ 1992 – 1997, trong thành phần Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa IX có Bộ trưởng phụ trách công tác Thanh niên và Thể dục – Thể thao của Chính phủ. Năm 2007, thành lập Tổng cục trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở Ủy ban Thể dục Thể thao trước đây.

Tổ chức chính quyền của Tổng cục

Tổng cục thể dục thể thao cơ quan có tư cách pháp nhân và sở hữu tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước. Hiện nay Tổng cục được cơ cấu gồm 4 Phó tổng cục trưởng gồm: Trần Đức Phấn, Lê Thị Hoàng Yến, Nguyễn Hồng Minh, Nguyễn Danh Hoàng Việt. Tổng cục được chia thành 18 cơ quan chức năng và đơn vị trực thuộc cụ thể như sau:

– Gồm 7 cơ quan chức năng quản lý nhà nước:

  • Vụ Thể dục thể thao quần chúng
  • Vụ Thể thao thành tích cao I
  • Vụ Thể thao thành tích cao II
  • Vụ Hợp tác quốc tế
  • Vụ Kế hoạch, Tài chính
  • Vụ Tổ chức cán bộ
  • Văn phòng
Trang chủ của trang thông tin chính thức của Tổng cục thể dục thể thao
Trang chủ của trang thông tin chính thức của Tổng cục thể dục thể thao

– Gồm 11 đơn vị sự nghiệp trực thuộc

  • Viện Khoa học Thể dục Thể thao
  • Tạp chí Thể thao
  • Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội
  • Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Đà Nẵng
  • Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Cần Thơ
  • Trung tâm Doping và Y học thể thao
  • Trung tâm Thông tin Thể dục Thể thao
  • Trung tâm Thể thao Ba Đình
  • Bệnh viện Thể thao Việt Nam
  • Khu Liên hợp thể thao Quốc gia

Mục tiêu và chức năng của Tổng cục thể dục thể thao

Kể từ khi thành lập đến nay, Tổng cục thể dục thể thao đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình trong các hoạt động. Công tác quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về thể dục, thể thao trong phạm vi cả nước được thực hiện hoàn chỉnh. Điều này đã được minh chứng cụ thể như sau:

Xem thêm bài viết:

Đưa sự nghiệp thể dục thể thao lên tầm cao mới

Để tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa nền thể dục, thể thao nước nhà lên tầm cao mới Tổng cục thể dục thể thao đã có hương đi đúng đắn. Việc phát triển công tác khoa học – công nghệ trong huấn luyện thể thao đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc. Những thành tựu đạt được nhờ hướng đi, mục tiêu phát triển thể dục – thể thao đúng đắn:

  • Tăng cường đào tạo tài năng thể thao quốc gia và tích cực tham gia hoạt động, giải đấu thể thao trong nước và quốc tế. Phấn đấu đạt các vị trí cao trong các kỳ Đại hội thể thao ở khu vực và Châu Á.
  • Phát triển khoa học học – công nghệ phải gắn liền với việc phát triển ngành thể dục, thể thao
  • Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ sở vật chất, tổ chức quản lý để nâng cao trình độ chuyên môn, công tác huấn luyện thể thao.
Xây dựng tinh thần thể thao nhằm đảm bảo sức mạnh lan tỏa đến mọi tầng lớp
Xây dựng tinh thần thể thao nhằm đảm bảo sức mạnh lan tỏa đến mọi tầng lớp

Từng bước hoàn thiện các điều kiện khoa học – công nghệ

Khoa học – công nghệ là chìa khóa hữu hiệu trong trong công tác giảng dạy, truyền đạt cơ chế, chính sách phục vụ cho sự nghiệp thể thao. Các giải pháp được đưa ra bắt nguồn từ khoa học công nghệ giúp nền thể thao phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó để hoàn thiện điều kiện khoa học – công nghệ cần đảm bảo yếu tố sau:

Dấu ấn thể thao Việt Nam đạt thành tích cao trong đấu trường quốc tế và khu vực
Dấu ấn thể thao Việt Nam đạt thành tích cao trong đấu trường quốc tế và khu vực
  • Thực hiện nghiên cứu thị trường về thể thao, định mức cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ quá trình phát triển thể dục thể thao. Đối với môn thể thao thị hiếu như bóng đá, bóng chuyền,… cần có sự đầu tư khoa học, bài bản.
  • Đổi mới phương thức, quy trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thuộc lĩnh vực thể dục, thể thao trình độ cao đẳng, đại học.
  • Thu hút nguồn vốn để thành lập các cơ sở chuyển giao khoa học – công nghệ thể dục thể thao như: Trung tâm Y học thể thao tại Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng; Trung tâm tư vấn thể thao tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; Bệnh viện Y học thể thao tại Hà Nội.

Đào tạo tài năng và nâng cao trình độ thể thao nước nhà

Thể dục, thể thao cần chú trọng vào công tác bồi dưỡng, tìm nguồn lực kế cận chất lượng cao. Có thực hiện như vậy thì nền thể thao nước nhà mới có chỗ đứng vững chắc, không bị bỏ lại phía sau. Ngoài ra việc nâng cao trình độ thể thao đối với toàn thể nhân dân cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy tinh thần yêu thể dục, thể thao trên phạm vị toàn quốc. Tổng cục thể dục thể thao đã đưa ra phương hướng như sau:

  • Thường xuyên kiểm tra, đánh giá khả năng phát triển của vận động viên trẻ trọng điểm để phục vụ các giải đấu khu vực và châu lục.
  • Xác định các tiêu chuẩn tuyển chọn và đào thải về tuổi, xương, hình thái, sinh hoá, tâm lý, tố chất thể lực, thành tích chuyên môn và môn phụ.
Toàn dân nâng cao sức khỏe đối với việc rèn luyện thể dục, thể thao
Toàn dân nâng cao sức khỏe đối với việc rèn luyện thể dục, thể thao
  • Đánh giá công tác chuyên môn kết hợp các tài liệu huấn luyện phù hợp để nâng cao thể lực, kỹ năng của các vận động viên.
  • Chăm sóc dinh dưỡng cho vận động viên để có thể trạng thi đấu và quá trình phục hồi tốt. Tham khảo thực phẩm dinh dưỡng bằng thuốc để hỗ trợ vận động viên nâng cao sức khỏe.
  • Thường xuyên chăm sóc y học, theo dõi và điều trị chấn thương thể thao bằng các phác đồ điều trị khoa học.
  • Đề xuất, nghiên cứu biện pháp huấn luyện tâm lý, bồi dưỡng đạo đức, tư tưởng sáng tạo cho vận động viên.

Phục vụ giáo dục thể chất nhân dân, nhà trường, lực lượng vũ trang

Để có nền thể dục thể thao mạnh mẽ thì Tổng cục Thể dục Thể thao đã xác định được tầm quan trọng của giáo dục thể chất nhân dân, nhà trường, lực lượng vũ trang. Cần đưa ra đánh giá chung về tình trạng thể chất, tiêu chuẩn thể lực chung của người Việt trong độ tuổi từ 4 – 60 tuổi. Đưa ra các mô hình xã hội hóa thể dục, thể thao gắn liền với kinh tế – xã hội nhằm đẩy mạnh hoạt động thể dục, thể thao tại cơ sở.

Tổng cục đưa ra các giải pháp chuyên môn phát triển thể dục thể thao quần chúng, thể thao dân tộc, trò chơi dân gian. Các vấn đề thể dục, thể thao này nhằm hỗ trợ quá trình nâng cao sức khỏe, đời sống văn hóa của nhân dân cả nước.

Hoạt động thể thao trong nhà trường được triển khai tích cực, có hiệu quả
Hoạt động thể thao trong nhà trường được triển khai tích cực, có hiệu quả

Thông tin về ngày thể thao Việt Nam 27 – 3

Theo Quyết định số 25/CT ngày 29/1/1991 của Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành ngày 27 – 3 hằng năm là “Ngày Thể thao Việt Nam”. Đây là dấu mốc quan trọng nhằm  khơi dậy tình thần rèn luyện thể thao, tích cực tham gia hoạt động văn hóa của mọi tầng lớp. Quyết định ý nghĩa này bắt nguồn từ những sự kiện ban đầu của nền Thể dục thể thao cách mạng.

Ngày thể dục thể thao được nhân dân hưởng ứng tích cực
Ngày thể dục thể thao được nhân dân hưởng ứng tích cực

Khởi nguồn từ Sắc lệnh 14 của Chủ tịch Hồ Chí Minh để thành lập Nha Thể dục Trung ương trong Bộ Thanh niên cho đến Sắc lệnh 38 thiết lập Nha Thanh niên và Thể dục trong Bộ Quốc gia giáo dục. Các văn kiện, sự kiện lịch sử quan trọng là bước đánh dấu đầy vẻ vang xây dựng nền thể dục thể thao cách mạng. Phát triển thể dục thể thao là cốt lõi quan trọng nhằm xây dựng sức mạnh toàn dân tộc.

Bài viết đã trình bày đến mọi người những thông tin chi tiết nhất về Tổng cục thể dục thể thao. Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về lịch sử hình thành, bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của tổng cục. Chắc chắn đó là những điều bổ ích nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn qua bài viết.